Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Các vấn đề về tiết niệu thường gặp ở nam giới

Hệ thống tiết niệu đào thải chất thải hòa tan trong nước khỏi cơ thể qua nước tiểu. Hệ tiết niệu cũng giúp duy trì sự cân bằng thích hợp của hóa chất và nước trong cơ thể. Ở nam giới, các vấn đề tiết niệu có thể xảy ra ở thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt hay niệu đạo.

Ở nam giới, các vấn đề tiết niệu có thể xảy ra ở thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt hay niệu đạo.

Ở nam giới, các vấn đề tiết niệu có thể xảy ra ở thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt hay niệu đạo.

Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có kích thước như hạt dẻ, to, dẹt, nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo. Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng mà trong đó tuyến tiền liệt bị viêm do vi khuẩn hoặc các nguyên nhân không rõ ràng khác. Viêm tuyến tiền liệt thường gây ra các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu gấp, đau, nóng rát khi đi tiểu và đau khắp vùng bụng dưới. Các triệu chứng khác bao gồm tiểu khó, đau lưng, đau hoặc khó chịu ở dương vật, đau khi xuất tinh. Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng viêm tuyến tiền liệt là viêm bàng quang, viêm niệu đạo, hấn thương, mất nước, sử dụng ống thông tiểu và nhiễm HIV.

U xơ tuyến tiền liệt

U xơ tuyến tiền liệt là một bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng tuyến tiền liệt khó chịu như dòng nước tiểu yếu, tiểu yếu, khó tiểu, thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu không hết, có máu lẫn trong nước tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Lão hóa, tiền sử gia đình có người bị u xơ tuyến tiền liệt là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.

U xơ tuyến tiền liệt là một bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên.

U xơ tuyến tiền liệt là một bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên.

Bí tiểu

Bí tiểu à một vấn đề tiết niệu nam giới thường gặp ở nam giới ở độ tuổi 50 và 60. Bí tiểu có hai dạng chính là mạn tính và cấp tính. Bệnh nhân bị bí tiểu mạn tính vẫn có thể đi tiểu được nhưng gặp vấn đề về dòng chảy nước tiểu hoặc là việc làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Bệnh nhân có thể đi tiểu thường xuyên, có thể còn cảm giác mắc tiểu nhưng chỉ đi tiểu được một ít khi vào nhà vệ sinh hoặc là vẫn còn cảm giác muốn đi tiểu nữa sau khi vừa mới đi xong. Trong bí tiểu cấp tính, bệnh nhân không thể đi tiểu được, ngay cả khi bang quang bị căng đầy. Bí tiểu cấp tính là một tình trạng cấp cứu đòi hỏi phải điều trị y tế ngay lập tức. Các ấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bí tiểu mạn tính thường gặp bao gồm dòng chảy yếu và tràn không kiểm soát. Trong khi đó ở bí tiểu cấp tính, các triệu chứng thường là đau và khó chịu ở bụng dưới, đầy hơi.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904970909 hoặc 1900 558896.


4 lời khuyên cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh

Hệ thống tiết niệu bao gồm 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Hệ tiết niệu đóng vai trò hỗ trợ cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Chăm sóc hệ tiết niệu là điều rất quan trọng để có một sức khỏe tốt. Bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn đọc một số bí quyết đơn giản để làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề trong hệ tiết niệu.

Uống nhiều nước

Bước đầu tiên để giữ cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh là uống nhiều nước mỗi ngày.

Bước đầu tiên để giữ cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh là uống nhiều nước mỗi ngày.

Bước đầu tiên để giữ cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh là uống nhiều nước mỗi ngày. Lượng nước cần tiêu thụ mỗi ngày còn tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và mức độ hoạt động thể chất của từng người. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nên uống ít nhất 250 ml nước/ngày. Đừng chờ cho tới khi cảm thấy khát, uống vài ngụm sau mỗi vài giờ hoặc vài phút. Đặc biệt khi tập thể dục, hoạt động thể chất, bạn cần phải tăng cường lượng nước nạp vào cơ thể.

Các loại chất lỏng khác, chẳng hạn như nước trái cây nguyên chất cũng rất tốt cho hệ tiết niệu. Trung tâm Y tế Đại học Maryland cho biết uống nước ép nam việt quất có hiệu quả trong việc làm sạch thận. Ngoài ra cần hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia…

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

Nên duy trì thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Không bao giờ  nên nhịn tiểu dù bận rộn đến đâu đi nữa, bởi nó có thể để lại nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận...

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Nhớ luôn phải lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh. Bởi vì thói quen lau từ sau ra trước khi đi vệ sinh có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu. Đối với chị em phụ nữ, điều này là đặc biệt quan trọng vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo ngắn hơn nam giới nên dễ bị nhiễm khuẩn.

Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau, protein và ngũ cốc cũng là cách hiệu quả để chăm sóc hệ tiết niệu khỏe mạnh.

Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau, protein và ngũ cốc cũng là cách hiệu quả để chăm sóc hệ tiết niệu khỏe mạnh.

Ăn uống lành mạnh

Hãy thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau, protein và ngũ cốc. Ăn quá nhiều chất béo có thể làm gia tăng áp lực cho thận vì phải cố gắng để loại bỏ ure trong quá trình tiêu hóa. Việc xử lý các thực phẩm có hàm lượng chất béo có thể dẫn đến việc hình thành sỏi thận.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904970909 hoặc 1900 558896.


Điều trị viêm phế quản mạn tính

Điều trị viêm phế quản mạn tính như thế nào là thắc mắc chung được nhiều người đặt ra khi bị bệnh. Việc điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh tái đi tái lại và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ngược lại, nếu chữa trị đúng cách sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng viêm phế quản.

Ai dễ bị viêm phế quản mạn tính?

Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở những người:

  • Hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Những người nhiễm bụi SO2, NO2, bụi công nghiệp, khí hậu lạnh, ẩm ướt.
Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lào

Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lào

  • Người bị nhiễm khuẩn như: vi khuẩn, virut, viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp
  • Các đối tượng: người có cơ địa dị ứng, người có nhóm máu A, thiếu hụt kháng thể IgA

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng nặng lên của viêm phế quản cấp. Chính vì thế những người thuộc đối tượng mắc viêm phế quản cần đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh. Nếu đã mắc viêm phế quản mạn tính cần điều trị ngay, tránh biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm phế quản mạn tính

Thuốc long đờm: Chất tiết ứ đọng ở phế quản làm trở ngại ở đường dẫn khí. Thuốc long đờm sẽ giúp tống chất tiết ra ngoài làm thông đường dẫn khí.

Thuốc kháng viêm: Viêm làm cho việc thông khí bị trở ngại. Người bệnh có thể dùng corticoid uống, xông hay hít. Trường hợp nặng dùng dạng tiêm để kháng viêm.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính của bác sĩ để đạt hiệu quả cao

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính của bác sĩ để đạt hiệu quả cao

Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Dùng thuốc làm giãn phế quản nhằm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí.

Các thuốc kháng virus, vi khuẩn:

Kháng virus: Dùng kháng virus để chống lại nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính. Thuốc thường dùng là loại kháng virus cúm A.

Kháng vi khuẩn: Tùy mức nguy hiểm và độ nặng do chủng vi khuẩn gây ra mà có thể dùng kháng sinh thông thường hay kháng sinh mạnh, dùng một loại kháng sinh hay phối hợp hai loại kháng sinh trở lên.

Viêm phế quản mạn khá nguy hiểm nhất là những đợt bị bội nhiễm vì thế cần được điều trị tích cực. Việc dùng các thuốc chữa triệu chứng và dùng kháng sinh cần do bác sĩ chỉ định cụ thể về liều lượng và thời gian sử dụng. Do đó người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể.

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

Ngoài việc dùng thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cần vệ sinh mũi họng sạch sẽ, đánh răng thường xuyên.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng cổ. Đeo khẩu trang khi ra đường và khi đến những nơi đông người để tránh hít phải bụi bẩn, virus gây bệnh.

Tránh những tác nhân gây bệnh như thuốc lá, thuốc lào, lông vật nuôi...

Tăng cường hoạt động thể chất, thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng.

Người bệnh cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa viêm phế quản mạn tính phù hợp.


Viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng khi thay đổi thời tiết bệnh dễ xuất hiện hoặc tái phát. Viêm phế quản mạn tính có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời có thể chữa khỏi bệnh.

Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường. Giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính là suy yếu lớp nhầy bảo vệ phế quản (lớp nhầy lông) từ đó dẫn đến nhiễm trùng, xuất tiết nhiều, gây tắc nghẽn.

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường.

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường.

Trong các nguyên nhân làm suy yếu lớp nhầy lông bảo vệ phế quản là những chất độc hại có trong môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: hút thuốc lá, thuốc lào hay nhiễm trùng đường hô hấp do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, virus) rất dễ gây viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp do nhiễm trùng, nếu không được điều trị dứt điểm rất có thể trở thành viêm phế quản mạn tính.

Ngoài ra, một số yếu tố như: di truyền, tuổi tác cao, sức đề kháng kém hoặc thời tiết lạnh (mùa đông, đầu xuân…), yếu tố cơ địa (cơ địa dị ứng) hoặc môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt... có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản mạn tính.

Viêm phế quản mạn tính thường có triệu chứng

Tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Giai đoạn đầu, người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể.

Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính thường là ho, khó thở, đau tức ngực

Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính thường là ho, khó thở, đau tức ngực

Ở giai đoạn muộn hơn có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự làm cho người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn.

Biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính là bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp-xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, khí phế thũng gây suy hô hấp cấp, suy tim.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi bị viêm phế quản cấp cần được điều trị dứt điểm để tránh bệnh tiến triển thành mạn tính. Trong điều trị, tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm (acetylcystein, bromhexi…), thuốc điều trị giãn phế quản, đồng thời chống viêm xuất tiết, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh…

Người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị, đạt hiệu quả cao

Người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị, đạt hiệu quả cao

Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu viêm phế quản. Điều trị sớm ở giai đoạn cấp tính sẽ ngăn bệnh trở thành mạn tính.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị cần tránh các yếu tố khiến bệnh nặng hơn như khói thuốc lá, lông vật nuôi, hóa chất...


Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Biểu hiện của viêm phế quản ở trẻ em

Ho, tím tái, đau rát cổ họng...là những biểu hiện của viêm phế quản ở trẻ em. Trẻ hay mắc các bệnh về đường hô hấp là do sức đề kháng yếu, không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị dứt điểm.

Thông thường, trẻ em mắc các bệnh về hô hấp: cảm cúm, ho sổ mũi, hay viêm xoang...là do virus gây ra. Nếu không được điều trị triệt để và cơ thể với sức đề kháng yếu thì virus sẽ lây lan xuống hai cuống phổi. Virus sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch.

Thông thường, trẻ em mắc các bệnh về hô hấp: cảm cúm, ho sổ mũi, hay viêm xoang...là do virus gây ra.

Thông thường, trẻ em mắc các bệnh về hô hấp: cảm cúm, ho sổ mũi, hay viêm xoang...là do virus gây ra.

Ngoài ra do thay đổi thời tiết, dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc...cũng làm trẻ dễ mắc viêm phế quản.

Biểu hiện của viêm phế quản ở trẻ em

Khi thấy trẻ ho nhiều và thở mệt kèm theo đó là tình trạng sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh.

Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, trẻ sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, các nang phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.

Viêm phế quản ở trẻ em thường có biểu hiện ho kéo dài, khó thở về đêm

Viêm phế quản ở trẻ em thường có biểu hiện ho kéo dài, khó thở về đêm

Trường hợp nặng trẻ bi viêm phế quản nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở.

Khi thấy xuất hiện các biểu hiện của viêm phế quản ở trẻ em, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán xác định mức độ bệnh. Căn cứ vào đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Với các trường hợp trẻ bị viêm phế quản dạng nhẹ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Khi muốn sử dụng thuốc cho trẻ cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen phế quản sau này.

Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ đặc biệt là cổ họng và ngực, có thể quàng thêm khăn kể cả mùa hè cho trẻ.

Ngoài việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, trẻ cần được giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đeo khẩu trang khi ra đường

Ngoài việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, trẻ cần được giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đeo khẩu trang khi ra đường

Đối với mùa đông, cần cho trẻ mặc ấm khi ra ngoài trời, đảm bảo cơ thể trẻ không bị lạnh. Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, hay cảm cúm cần được điều trị kịp thời và triệt để.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái, …  hoặc đã có các biến chứng của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị kịp thời.


Chăm sóc bé bị viêm phế quản phổi như thế nào?

Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Bé nhà tôi 1 tuổi bị viêm phế quản phổi. Tôi đang lo lắng không biết chăm sóc bé bị viêm phế quản phổi như thế nào để bệnh không tiến triển. Hiện tại, tôi đang cho cháu uống thuốc theo đơn. Mong sớm nhận được tư vấn của bác sĩ. Tôi cảm ơn! 

hoangminh.anh@gmail.com

Trả lời

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em giai đoạn đầu thường bị các bậc cha mẹ chẩn đoán nhầm với các bệnh hô hấp khác như ho, viêm họng… do đó trẻ không được điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nặng.

Chăm sóc bé bị viêm phế quản phổi như thế nào là băn khoăn chung của nhiều cha mẹ khi trẻ bị bệnh

Chăm sóc bé bị viêm phế quản phổi như thế nào là băn khoăn chung của nhiều cha mẹ khi trẻ bị bệnh

Tuy nhiên, trong trường hợp của chị đang cho bé dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ thì chị không cần quá lo lắng. Chị cần cho bé dùng đúng thuốc, đủ liều lượng và đúng thời gian quy định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh của trẻ.

Việc chăm sóc bé bị viêm phế quản phổi như thế nào khi mắc bệnh cũng là một thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm, tìm hiểu. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bé. Ngược lại nếu không chăm sóc tốt, bệnh của trẻ có thể nặng hơn hoặc tái phát trở lại nhanh chóng.

  • Khi bé bị viêm phế quản phổi, chị nên cho bé nghỉ ngơi tại nhà và giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng cổ, chân tay.
  • Không gian phòng ngủ và phòng tắm phải kín gió để tránh gió lùa khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Chị cần cho bé bú sữa mẹ đều đặn để tăng cường sức đề kháng
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Dùng máy duy trì độ ẩm: Việc duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ cũng như khu vui chơi của bé trong thời điểm này là rất cần thiết, điều này càng đặc biệt cần thiết nếu đó là mùa khô hanh, trong môi trường không khí thiếu đi độ ẩm cần thiết. Duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.
Cha mẹ cần cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và giữ ấm cơ thể cho trẻ, vệ sinh mũi họng thường xuyên

Cha mẹ cần cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và giữ ấm cơ thể cho trẻ, vệ sinh mũi họng thường xuyên

  • Dùng nước muối loãng để giảm cảm giác nghẹt mũi, khó chịu cho bé.
  • Nên dành thời gian cho bé nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi hơn

Bên cạnh việc chăm sóc bé bị viêm phế quản phổi, chị cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh nặng hơn hoặc tái phát trở lại.

Chúc bé mau khỏi bệnh!


Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi như thế nào là thắc mắc được nhiều người đặt ra khi con em mình mắc bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên áp dụng đúng cách chăm sóc bệnh cho trẻ phù hợp. Có như vậy mới giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Cần đưa trẻ tới bệnh viện khi có dấu hiệu viêm phổi

Viêm phổi ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra như virus cúm, thủy đậu, virus hợp bào hô hấp… Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Các trường hợp viêm đường hô hấp cấp do virus nói chung cần được chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh viện.

Cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Cha mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì có thể khiến các triệu chứng của bệnh diễn tiến nặng hơn và rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.

Khi trẻ bị viêm phổi ở mức độ nhẹ, cha mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natriclorit 9% độ), súc miệng hằng ngày, có thể dùng một số loại kháng sinh nhưng tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro. Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

Khi trẻ viêm phổi nặng, cha mẹ nên cho trẻ nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Chú ý khi dùng các thuốc kháng virus phải theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Việc dùng thuốc điều trị viêm phổi cho trẻ cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Việc dùng thuốc điều trị viêm phổi cho trẻ cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Có chế độ ăn uống và vệ sinh cho trẻ phù hợp

Khi trẻ bị viêm phổi, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé.

Nên cho bé ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Bổ sung nhiều loại trái cây, sinh tố hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.

Không để trẻ ăn đồ quá lạnh, không uống nước có ga, tránh các yếu tố làm bệnh nặng hơn như không khí, khói bụi, thuốc lá...

Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng cổ và đeo khẩu trang khi ra đường.

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị viêm phổi kỹ lưỡng qua chế độ ăn uống và giữ ấm cơ thể cho bé để bệnh không tiến triển hoặc tái phát

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị viêm phổi kỹ lưỡng qua chế độ ăn uống và giữ ấm cơ thể cho bé để bệnh không tiến triển hoặc tái phát

Nên tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày và tay chân sạch sẽ

Khuyến khích trẻ vận động, thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe.

Các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân....Đưa bé tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện khi có các triệu chứng kể trên để kịp thời xử lý.